Nội dung chính
- 0.1 THÔNG TƯ 200/2014/TT – BTC TẠI ĐIỀU 93 QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN TÀI KHOẢN 711:
- 0.2 Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC hạch toán tài khoản 152
- 0.3 THÔNG TƯ 200/2014/TT – BTC TẠI ĐIỀU 79 TÀI KHOẢN 511 DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ.
- 0.4 THÔNG TƯ 219/2013/TT-BTC TẠI ĐIỀU 11 QUY ĐỊNH VỀ THUẾ SUẤT 10% NHƯ SAU:
- 1 Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu về phế liệu thu hồi nhập kho
- 2 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu khác có liên quan đến phế liệu thu hồi nhập kho
CÁC ĐIỀU KHOẢN, QUY ĐỊNH HOẠCH TOÁN PHẾ LIỆU NHẬP KHO VÀ NHỮNG THÔNG TIN CHI TIẾT. Nguồn thông tin hữu ích cho dân kế toán và một số đơn vị thu mua phế liều từ dạng phế liệu thu hồi nhập kho.
THÔNG TƯ 200/2014/TT – BTC TẠI ĐIỀU 93 QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN TÀI KHOẢN 711:
+ Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
+ Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự) phế liệu thu hồi từ thanh lý tscđ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
+ Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát
+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sảnCác khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm)
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC hạch toán tài khoản 152
Tại điều này có 5 nguyên tắc cầnphải tuân theo như sau:
Về phần Nguyên tắc kế toán tài khoản 152 (tài khoản nguyên liệu, vật liệu). Chúng tôi sẽ nói chi tiết ở bài sau. Nhưng chỉ trích một đoạn nhỏ trong nguyên tắc thứ 4 – 152 là: Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1) |
= |
Giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ |
+ |
Giá thực tế của NVL nhập kho trong kỳ |
Giá hạch toán của NVL tồn kho đầu kỳ |
+ |
Giá hạch toán của NVL nhập kho trong kỳ |
Giá thực tế của nguyên vật liệu (NVL) xuất dùng trong kỳ được tính như sau:
Giá thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ |
= |
Giá hạch toán của NVL xuất dùng trong kỳ |
x |
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1) |
Tức là doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức trên.
THÔNG TƯ 200/2014/TT – BTC TẠI ĐIỀU 79 TÀI KHOẢN 511 DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ.
Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: doanh số bán vật liệu, phế liệu nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác. Như vậy, đối với hoạt động bán phế liệu doanh nghiệp phải hạch toán vào Tài Khoản 511.
THÔNG TƯ 219/2013/TT-BTC TẠI ĐIỀU 11 QUY ĐỊNH VỀ THUẾ SUẤT 10% NHƯ SAU:
“Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.”
Căn cứ theo quy định trên: Phế liệu, phế phẩm khi bán ra áp dụng mức thuế suất của mặt hàng tạo tạo ra phế phẩm phế liệu.
Ví dụ: Các cửa hàng sản xuất các vật dụng inox. Thì trong quá trình sản xuất sẽ sinh ra các vụn, phay, tiện thừa từ các thanh inox. Bản chất các vật dụng, đồ dùng khi bán ra đã chịu thuế 10% GTGT thì các vụn, phay tiện này cũng chịu thuế xuất 10%.
Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu về phế liệu thu hồi nhập kho
Trường hợp 1: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT).
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT.
2. Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:
– Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331,….
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu NVL còn tồn kho).
Có các TK 621, 623, 627, 154 (nếu NVL đã xuất dùng cho sản xuất).
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu NVL đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng).
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do NVL đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
Có các TK 641, 642 (NVL dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý).
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
3. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”.
– Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
– Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận theo giá tạm tính:
Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán; hoặc
Có các TK 111, 112, 141,…
– Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
4. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).
5. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu
– Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ).
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.
– Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Trường hợp mua nguyên vật liệu có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị nguyên vật liệu tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị nguyên vật liệu bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua nguyên vật liệu.
6. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 141, 331,…
7. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:
– Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 131, 141,…
– Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
8. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do tự chế:
– Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để tự chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
9. Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
– Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
Có các tài khoản có liên quan.
– Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các doanh nghiệp khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có tài khoản 338 (3381) mà doanh nghiệp chủ động ghi chép và theo dõi trong hệ thống quản trị và trình bày trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
10. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,…
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
11. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
12. Đối với nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại).
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ).
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (theo giá trị ghi sổ).
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ).
13. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
– Ghi nhận doanh thu bán nguyên vật liệu và khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý).
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
– Ghi nhận giá vốn nguyên vật liệu dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
14. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
– Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
– Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường).
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (tiền bồi thường của người phạm lỗi).
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ tiền lương của người phạm lỗi).
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán).
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
15. Đối với nguyên vật liệu, phế liệu ứ đọng, không cần dùng
– Khi thanh lý, nhượng bán nguyên vật liệu, phế liệu, kế toán phản ánh giá vốn ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán;
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Kế toán phản ánh doanh thu bán nguyên vật liệu, phế liệu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131;
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118);
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1. Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng;
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
2. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu;
Có TK 611 – Mua hàng.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu khác có liên quan đến phế liệu thu hồi nhập kho
– Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán);
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
– Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho đơn vị, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu;
Có các TK 111, 112, 141, 331,…
– Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào hoạt động BHTG của đơn vị, ghi:
Nợ TK 631 – Chi hoạt động BHTG;
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào hoạt động quản lý của đơn vị, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào hoạt động của dự án, ghi:
Nợ TK 161 – Chi dự án;
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang;
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Block "10-chat-vang" not found